Một số loài hoa,cây cảnh tết được nhiều người ưa chuộng

  • Năm cũ sắp qua đi và 1 năm mới lại sắp đến, để chuẩn bị “đổi mới” cho căn nhà của mình và dịp tết, hầu như nhà nào cũng có cây mai cây đào. Nhưng loài 2 loại hoa đó ra, bạn còn biết thêm các loại nào khác không nhỉ?   Nếu chưa, thì hãy cùng đọc qua biết viết   đây, để tìm cho mình câu trả lời, cũng như chuẩn bị đi sắm những loại hoa ấy về để chưng trong nhà dịp Tết sắp tới nhé!

banner

– Hoa Đào:

1

  • Trong dịp Năm mới ở các gia đình người Việt ở miền Bắc thường bày cây hoặc cành hoa đào với mong muốn cầu xin may mắn, thuận lợi cả năm. Không chỉ tô điểm cho không gian ngày Tết thêm ấm cúng, tươi vui, hoa đào còn được người xưa gửi gắm rất nhiều tầng ý nghĩa.
  • Trước hết, đào được coi là tinh hoa của Ngũ hành, có thể xua đuổi bách quỷ mang đến cho con người cuộc sống bình an, hạnh phúc. Không chỉ vậy, hoa đào còn tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở. Ai cũng mong muốn có một năm an khang thịnh vượng, làm ăn thuận lợi, phát tài, gia đình vui vẻ. Hoa đào như gieo vào lòng người niềm tin, hi vọng về những điều tốt đẹp trong tương lai.
  • Hoa đào đem đến nguồn sinh khí mới, mọi người trong gia đình dồi dào sức khỏe, vạn sự như ý. Vẻ đẹp của loài hoa này còn tượng trưng cho người con gái xứ Bắc: dịu dàng, e lệ, kiều diễm. Hoa đào còn gợi người ta nhớ tới tình nghĩa thủy chung. Trong Tam quốc, ba vị: Lưu Bị, Quan Vũ và Trương Phi trong vườn đào đã cùng kết nghĩa huynh đệ và nguyện: “Không sinh cùng ngày cùng tháng cùng năm nhưng nguyện chết cùng ngày cùng tháng.” Vườn đào là nơi đã chứng kiến cho tình bạn thắm thiết thật đáng khâm phục của ba con người.
  • Thời gian cứ dần trôi qua, không phải ai cũng biết hết ý nghĩa của loại cây này, chỉ biết rằng, vào dịp Tết Nguyên Đán, việc trang trí ngôi nhà bằng những cây đào, cành đào đã trở thành một tục lệ.
– Hoa Mai:

2

  • Đã là người Việt Nam hẳn không một ai lớn lên mà không khắc ghi trong tim hình ảnh hương vị ngày Tết cổ truyền: sắc đỏ phong bao lì xì, màu xanh mơn mởn bánh chưng bánh tét, củ kiệu, dưa hành… và nếu như người dân ở miền Bắc chăm chút cho những cành đào đỏ thắm, thì ở miền Nam, màu vàng chói như ánh mặt trời của hoa mai lại chính là dấu hiệu báo hiệu tết đến, xuân về.
  • Từ xưa, hoa mai đã được chọn là biểu tượng cho sức sống của mùa xuân, là nguồn thi hứng dồi dào, là hình tượng đẹp trong văn chương. Trong tiết đông giá lạnh, trong khi vạn vật như đang run rẩy, co cụm, úa tàn, thì hoa mai vẫn tinh khôi bừng nở bên những lộc non mơn mởn.
  • Hoa Mai tuy mảnh dẻ nhưng cứng cáp, thuần khiết, mùi thơm nhẹ nhàng, kín đáo. Người xưa lấy cái khí phách của mai ví như người quân tử. Các nhà nho gặp thời loạn lạc thường ví mình như cành mai nở trong gió đông để giữ mình thanh sạch. Người cao tuổi chuộng cái già nua của lão mai, mong muốn tuổi già khỏe mạnh, trường thọ. Còn vóc dáng của hoa mai thì được ví như người con gái quyền quý, khuê các.
– Cây quất (tắc):

3

  • Từ xa xưa, cây quất cảnh đã trở thành một nét văn hóa đặc sắc của người Việt trong ngày Tết Nguyên Đán. Nhiều người còn đùa nhau rằng “nếu không có cây quất, cây đào trong nhà là coi như chưa có Tết”. Theo quan niệm của người Việt ta, cây quất (hoặc quýt) tượng trưng cho sự thu hoạch “bội thu” và cũng là một khởi đầu cho năm mới tốt đẹp. Vì thế, vào đầu năm mới, ta thường thấy mỗi gia đình thường mua một cây quất (quýt) quả vàng xum xuê, lá xanh tốt với mong muốn khởi đầu một năm mới tốt đẹp, giúp gia tăng tiền tài và vận may cho các thành viên trong gia đình.
  • Quả thật, khi bạn mua một cây quất cho năm mới cần phải có một sự nghiên cứu kỹ lưỡng. Theo nhiều người chọn quất chơi Tết cũng phải nghiên cứu phong thủy. Bởi ý nghĩa mà cây quất mang lại còn hàm chứa, nhiều ý nghĩa cao đẹp. Cây quất được trang trí đẹp mang ý nghĩa đẹp cho ngày Tết an lành.
  • Những cây quất lá xanh tốt, quả vàng chi chít thể hiện sự trù phú, hứa hẹn năm mới được mùa, ăn nên làm ra, dồi dào sức sống. Bài trí cây quất trong nhà với hy vọng mang lại niềm vui và may mắn cả năm cho gia đình, trong kinh doanh , đặt cây quất ở văn phòng hoặc cửa hàng sẽ đem lại cát khí lớn lao, sự đầu tư sáng suốt và thu được nhiều tài lộc.a tăng tiền tài và vận may cho các thành viên trong gia đình.
  • Lưu ý: Khi chọn quất phải chọn những cây có gốc, thân cứng cáp, các tầng tạo thế đối xứng hài hòa với nhau. Lá của cây thế nhỏ, xanh thắm và sai quả. Mầu quả phải vàng sáng, không nên chín quá và quả phân bố đều ở các tán thế. Khi mua quất, phải chọn cây còn bầu nguyên vẹn và đem trồng ngay vào chậu có miệng rộng hơn bầu, tạo khe hở cho để nhồi đất bột mà không làm ảnh hưởng tới vầng đất nguyên trong bầu.

3a

– Nụ tầm xuân:

4

  • Những nhánh tầm xuân khẳng khiu nhưng lại thu hút người nhìn bởi sắc màu tươi trẻ cùng sức sống lâu bền. Tầm xuân với nhiều màu sắc xanh, đỏ, hồng, vàng, tím,… cành dáng thẳng, các nụ hoa mọc liên tiếp nhau, nhỏ nhắn, sờ vào êm ái như nhung tạo nên một nét đẹp riêng không lẫn lộn với bất kỳ loài hoa nào trong hàng hoa ngày Tết. Nụ tầm xuân mang ý nghĩa may mắn, thịnh vượng, niềm tin và nghị lực mạnh mẽ. Chúng rất dễ cắm, dễ trang trí trong những lọ miệng rộng, thích hợp cho những phòng khách lớn. Bạn cũng có thể chọn những lẵng tầm xuân nhỏ được người bán uốn nắn thành nhiều kiểu xinh xinh nếu bàn trà thấp.
– Hoa đồng tiền:

5

  • Chỉ cần nghe tên gọi của loài hoa này thôi cũng đủ để chúng ta liên tưởng đến ý nghĩa đặc biệt của chúng phải không nào? Đây là một trong số những loài hoa tượng trưng cho tiền tài và sự phát lộc những ngày đầu năm mới. Điểm cộng lớn nhất của hoa đồng tiền chính là màu sắc cực kỳ nổi bật (vàng tươi, hồng, cam, đỏ,…) cùng khả năng thích hợp với nhiều cách trang trí, bạn có thể trưng bày trong chậu, cắm trong lọ hoặc treo lên tường đều đẹp cả. Chính vì thế, dù phòng khách của bạn có hạn chế về diện tích thì một lọ hoa đồng tiền cũng đủ để khu vực này bừng sáng rồi đấy!
– Cây phát lộc:

6

  • Cây phát lộc còn được gọi bởi một số tên khác như cây phất dụ, cây phát tài phát lộc, cây may mắn phát lộc hay trúc may mắn. Nó tượng trưng cho sự may mắn – sức khỏe và sự thịnh vượng. Loài cây xinh đẹp này thu hút và làm tăng dòng chảy năng lượng tích cực vào ngôi nhà hoặc doanh nghiệp của bạn.
  • Ý nghĩa của cây phát lộc đóng vai trò quan trọng như là một ví dụ sống động của các yếu tố phong thủy : Thủy, Mộc và Thổ. Khi bạn trồng cây trong chậu, để có một chậu cây phát lộc hợp phong thủy thì nó phải hội tụ đủ năm yếu tố theo thuyết Ngũ Hành: Mộc – bản thân cây phát lộc; Thổ – đất mà cây được trồng; Thủy – nước dùng tưới cây; Hỏa – thông thường, mỗi chậu cây phát lộc cảnh đều có buộc một dải ruy băng đỏ; Kim – chậu đựng cây may mắn phát lộc thường bằng kim loại. Trong trường hợp chậu cây làm bằng thủy tinh, gốm sứ hay đất sét thì bên trong phải đặt một vài đồng tiền kim loại hoặc để một bức tượng bằng kim loại lên trên… Những yếu tố đó khi kết hợp đồng thời với nhau tạo nên sự cân bằng, hòa hợp, giúp cho vận mệnh tươi sáng, gia đình bình an. Nhờ đó, con người cảm thấy được hạnh phúc hơn.
– Hoa Ly:

7

  • Thực chất hoa lily hay hoa ly là họ hành tỏi, có tên tiếng Việt: Loa Kèn, hoa Huệ Tây.
  • Tên tiếng Anh : Lily.
  • Tiếng Nhật: Yuri.
  • Tên tiếng Pháp : Lis, Amaryllis (Red Lily).
  • Tên Latin : Lilium.
  • Tên khoa học: Lilium Longiflorum.
  • Họ : Liliaceae (Hành tỏi).
  • Người Trung Quốc gọi loại hoa này là baihe hua (Hoa Bách Hợp – Trăm năm hoà hợp) Ở Trung Quốc cũng có 1 giống hoa ly gọi là hoa bách hợp có từ rất lâu đời. Hoa trắng thơm, dùng để là thuốc, củ có thể ăn được như hành tây. Nhưng dân thường cũng không được nếm củ đó. Chính vì thế mà hoa ly được tượng trưng cho sự tinh khiết, quý phái. Vì cái tên bách hợp (trong từ Bách niên hảo hợp – trăm năm hạnh phúc hòa hợp) nên hoa ly hay được dùnY nghia hoa lyg trong các tiêc cưới của Trung Quốc. Nay Việt Nam ta cũng bắt đầu học đòi theo. Trước đây trong đám cưới ta không dùng hoa này.
  • Sau bách hợp được truyền bá sang Nhật Bản, Hàn Quốc. Trong truyện Conan – thám tử lừng danh có nhắc đến chuyện ông râu kẽm Mori đã từng khen vợ đẹp như 1 đóa bách hợp làm bà vợ sướng lắm. Việt Nam nhập hoa bách hợp rất ít, không trồng được như ở bên Trung Quốc (vĩ độ cao hơn), chỉ nhập làm thuốc nên không có khái niệm này.
  • Còn loại lily của phương Tây (nhất là của Hà Lan) thì có nhiều loại nhiều màu sắc như ta thấy bán ở các shop của Hà Nội. Tóm lại hoa ly chẳng có liên quan gì đến vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam cả. Nếu có, chẳng qua là do quan niệm và gán ghép 1 cách khiên cưỡng mà thôi. (Học đòi phương Tây và Trung Quốc). Không phải là truyền thống văn hóa của ta.
– Hoa Cúc:

8

  • Hoa cúc ngày nay được lai tạo nên có rất nhiều màu sắc, kiểu dáng. Cúc vàng đại đóa ngoài màu vàng rực rỡ còn có các màu trắng, tím, hồng… Đặc biệt, nhóm cúc chi (có nhiều cành nhỏ hoặc cúc chùm) được mọi người yêu thích bởi sự mềm mại và màu sắc rất phong phú. Văn hóa phương Đông có nhiều câu chuyện hay kể về hoa cúc cũng như ý nghĩa tượng trưng của loài hoa này.
  • Sự tích hoa cúc ở Trung Quốc bắt nguồn từ một vị vua già được nghe kể về loại thảo dược giúp trường sinh ở trên đảo Long Phi và chỉ có những chàng trai trẻ mới tìm được loài cây này. Vị vua đã cử 24 chàng trai đi tìm kiếm thảo dược. Khi các chàng trai đến được hòn đảo tên Long Phi thì thấy đây chỉ là một hoang mạc và chỉ có duy nhất cây hoa cúc vàng sống được. Họ mang cúc vàng trở về cho nhà vua và kể từ đó cúc vàng có ý nghĩa biểu tượng cho sự trường tồn. Hiện nay, đồng xu 1 Nhân dân tệ của Trung Quốc được đúc với một mặt có hình bông cúc.
– Cây sung:

9

  • Cây sung tên khoa học là Ficus Macleilandii “Alii”. Sung thường được làm cây cảnh, tạo thành rất nhiều thế bonsai đẹp. Sung dễ chăm sóc hơn cây si nhưng có thể rụng lá khi chuyển sang môi trường mới. Quả sung, thực chất là hoa, hay còn gọi là quả giả. Bên ngoài giống như một đế hoa, bên trong mọc tủa tủa những cánh hoa li ti và được khép kín lại thành hình tròn, giống như quả vậy. Hoa lớn dần, vỏ từ màu xanh chuyển sang màu đỏ thẫm, chín và rụng rất nhanh.
  • Sung được nhiều người chơi cây yêu chuộng vì dáng thế của sung rất đẹp khi người ta biến nó thành cây cảnh nghệ thuật (bonsai). Cùng với đó sung cũng có nhiều ý nghĩa, đặc biệt là trong phong thủy. Sung là loại cây trong phong thủy mang nhiều ý nghĩa. Người Việt Nam thích bày trong sung trong ngày Tết vì tên của sung mang ý nghĩa tượng trưng cho sự sung túc, đủ đầy, viên mãn. Vậy nên quả sung thường được bày trên mâm ngũ quả.
  • Tết đến, không chỉ có hoa đào, hoa mai, hoa cúc…mà người ta không thể quên được cây sung để làm cây cảnh trang trí trong nhà. Những người chơi cây sếp sung đứng đầu trong bộ tam đa: phúc (sung), lộc (lộc vừng) và thọ (vạn tuế).
– Hoa Lan:

10

  • Luôn được xem là biểu tượng của người sang trọng và quân tử nên việc chọn những cành hoa lan để trang trí nhà trong ngày tết là một điều dễ hiểu. Đa dạng về chủng loại và màu sắc, lại có sức sống, độ bền cao nên việc lựa chọn hoa Lan sẽ giúp bạn thêm một món đồ trang trí đẹp mắt cho ngôi nhà trong những ngày đầu năm mới. Loài hoa “nữ hoàng” này tượng trưng cho sự giàu có, sang trọng, quý phái. Trong phong thủy, hoa lan mang lại nhiều may mắn, vượng khí cho gia chủ. Chính vì vậy, với vẻ đẹp sang trọng, màu sắc rực rỡ, loài hoa này thường được bày ở trong phòng khách mỗi dịp xuân về.
  • Đối với người Hy Lạp cổ đại, hoa lan (hoa phong lan) vinh danh những anh hùng, và sau khi sự gia tăng phổ biến của những bộ sưu tập phong lan ở Anh thời Victoria, ý nghĩa của nó chuyển dần dần trở thành biểu tượng của sự sang trọng.
  • Mình hy vọng rằng, với bài chia sẻ   các bạn sẽ biết được ý nghĩa đằng sau của những loại cây – hoa, mà chúng ta thường thấy ba mẹ – ông bà – anh chị em mình hay đi mua vào những dịp tết đến! Kiến thức là vô tận, học nhiều biết nhiều, sẽ giúp cho chúng ta hiểu và mở mang thêm nhiều hơn! Chúc các bạn luôn thành công và 1 mùa tết ấm áp bên gia đình nhé!     

    Mọi chi tiết xin liên hệ: TRUNG TÂM GIỐNG CÂY TRỒNG-  HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

    Địa chỉ trụ sở giao dịch tại Miền Bắc: Khu 31ha, Ngõ 237, Đường Ngô Xuân

    Quảng, TT Trâu Quỳ – Gia Lâm – Hà Nội

    HOTLINE   0981996880 – 0962382683

    Email: hocviennongnghiep4.0@gmail.com

    Website chính: https://hocviennongnghiep.com

    CHẤT LƯỢNG VÀ UY TÍN XÂY DỰNG

Tin Liên Quan