KỸ THUẬT TRỒNG CÂY NHO HẠ ĐEN SIÊU TRÁI

Giá bán: Liên hệ

    - +

    KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY NHO LEO GIÀN

    Rễ nho thuộc loại rễ chùm, trải rộng trên diện tích quanh gốc vùng tán cây. Nho là cây có tốc độ ra rễ rất nhanh, chỉ trong một năm sau khi tạo cành thì bộ rễ cũng phát triển ra tới ngoại vi tán lá. Trong mỗi vụ, rễ phát triển mạnh và đạt tối đa vào giai đoạn nở hoa và ngừng phát triền đến khi thu hoạch.

    I.ĐIỀU KIỆN TRỒNG NHO

    • Nho là một loại cây ưa ánh sáng. Vì thế để thuận lợi cho quá trình đơm hoa kết trái của nho thì bạn nên trồng ở những nơi có điều kiện ánh sáng tốt.
    • Nho rất ưa khô, không mưa nhiều. Nếu thời điểm trồng nho mưa nhiều sẽ ảnh hưởng lớn tới việc ra hoa, kết quả và là điều kiện thích hợp cho sâu bệnh phát triển.
    • Cây nho ưa sáng hoàn toàn, nơi có khí hậu khô, mưa ít. Nếu địa điểm trồng nho thường xuyên mưa nhiều sẽ khiến hoa và quả dễ rụng, nấm bệnh phát triển.

     

    1. CÁCH CHĂM SÓC NHO
    2. Tưới nước đúng cách:

     

    • Nho thuộc loại thích nước, nghĩa là chúng cần rất nhiều nước để phát triển vì thế bạn cần tưới nước ngay sau khi trồng. Nếu có điều kiện nên tưới nước kết hợp với tủ gốc bằng rơm rạ để tăng cường sự giữ ẩm cho cây.
    • Trời nắng thì tưới nước 2 lần/ngày, chú ý không được để đất khô. Khi trời mưa thì cần tìm cách để thoát nước nhanh.

     

    1. Tưới nước đúng cách:

     

    • Thời kỳ cây con kéo dài khoảng 7-8 tháng. Giai đoạn này nên khoảng 2 tháng bón phân một lần.
    • Cách bón: Bón xung quanh gốc kết hợp xới xáo xung quanh vùng rễ, lần đầu cách gốc 20 cm, các lần kế tiếp xới xa dần, bón xong tưới nước ngay.

                      3,  cách tỉa cành cho cây :

    • Khi cây bò ra mặt giàn được >1,5m thì ta tạo cành cấp 1 cho cây nho

    ( LƯU Ý : Bón phân cho cây trước lúc cắt cành 7-10 ngày { phân NPK , LÂN , KALI , … } )

    + TẠO TÁN CẤP 1:

    • Ngay chỗ thân cây gấp cong lên mặt giàn , xem mắt ngủ nào to thì ta cắt chỗ đó ( cắt cách mắt ngủ 3 cm ) . Sau Khi cắt nhớ lặt bỏ những chồi nách để các mầm ngủ bung mầm mới .
    • Sau 10 ngày các mầm ngủ sẽ bung và ta để lại 2 mầm khỏe nhất ( đối với thùng sốp ) , để lại 3 mầm khỏe ( đối với trồng đất ). Và khi các cành cấp 1 mọc thì ta không cần vặt chồi nách , cứ để các cành mọc tự nhiên

     

    + TẠO TÁN CẤP 2:

    • Khi cành cấp 1 dài 1,5m -2m thì tiến hành cắt cành cấp 2. Tính tuwừ cành cấp 1 mọc để lại 70 cm , phần còn lại cắt bỏ . Trong khoảng 70 cm ta thấy mắt ngủ nào to thì  cắt và khi cắt song vặt bỏ chồi
    • Sau 10 ngày các mầm ngủ sẽ bung và ta để lại 4 mầm khỏe nhất ( đối với thùng sốp ) , để lại 5 mầm khỏe ( đối với trồng đất ). Và khi các cành cấp 2 mọc thì ta không cần vặt chồi nách , cứ để các cành mọc tự nhiên

    +TẠO TÁN CẤP 3 ( CHO BÔNG )

    • Khi cành cấp 1 dài 1,5m -2m thì tiến hành cắt cành cấp 3 CHO BÔNG . Tính từ cành cấp 2 mọc để lại 70 cm , phần còn lại cắt bỏ . Trong khoảng 70 cm ta thấy mắt ngủ nào to thì  cắt và khi cắt song vặt bỏ chồi nách
    • Sau 10 -15 ngày các mầm ngủ sẽ bung mần và cho bông
      • LƯU Ý : CHỊN CÀNH HÓA GỖ HOẶC GẦN HÓA GỖ ( CÀNH HƠI NGẢ VÀNG ) ĐỂ CẮT CÀNH

    TRONG GIAI ĐOẠN CẮT CÀNH TĂNG CƯỜNG BÓN PHÂN CÓ HÀM LƯỢNG CẦN THIẾT NHẤT LÀ KALI VÀ NPK GIÚP CÂY CỨNG CÁP VÀ TĂNG KHẢ NĂNG RA HOA ĐẬU QUẢ  ( VÍ DỤ : 10 ngày bón kali thì 10 này sau bón npk hoặc phân chuồng ủ hoai mục )

    LƯU Ý : Trong tời gian cho bông tăng cường xịt antracol hoặc melogy giúp nấm không xâm nhập vào bông ( nếu troi mưa hoặc thời tiết xấu thì xịt tới khi quả được 3 tháng , Ngưng thuốc trước 1 tháng thu quả )

    SAU KHI THU HOẠCH : Cho cây nghỉ 30 ngày ( trong thời gian này 10 ngày bón kali thì 10 này sau bón npk…) để tiến hành kích cành cho vụ kế tiếp .

    III. BÓN PHÂN CHO CÂY NHO TRONG QUÁ TRÌNH ĐẬU TRÁI

    • Giai đoạn bắt đầu cây nho cho bông chúng ta nên chú ý bón phân NPK cho cây. Cứ cách 10 ngày bón NPK 1 lần. Mỗi lần bón 2 muỗng ăn cơm rãi xung quanh đất và kết hợp phun thuốc ngừa bọ trĩ và nấm cho cây.
    • Khi cây đã tạo trái xong, chúng ta tiến hành làm sạch nhuỵ cho trái bằng cách dùng tay vuốt nhẹ lên chùm hoặc dùng cọ quét Sơn loại mềm để quét.
    • Tiếp theo ta tiến hành dùng kéo nhỏ tỉa bỏ những trái nhỏ chậm phát triển hoặc quá dầy đặc, đồng thời ta bón phân Lân + Kali, mỗi loại 2 muỗng ăn cơm rãi xung quanh đất cho 1 cây.
    • 10 ngày sau bổ sung phân NPK tỉ lệ 2 muỗng ăn cơm đối với trồng ngoài đất, 1 muỗng ăn cơm đối với trồng thùng xốp hoặc chậu.
    • Cách 20 ngày sau ta bổ sung NPK 1 lần .
    • Đến giai đoạn trái phát triển to, chuẩn bị chín chúng ta tiến hành bón Kali lần nữa.
    • Khoảng 10 ngày sau bón thêm NPK 1 lần nữa rồi ngưng không bón nữa để cho trái chín rồi thu hoạch.

    IV . PHÒNG BỆNH CHO NHO :

    • Nếu gặp trường hợp ngọn cây bị héo, lá co lại, quả thi nhỏ và nứt thì đây là việc cây nho đang bị rầy, rệp sáp tấn công. Cần dùng Supracide 40 EC  để diệt trừ.
    • Nếu thấy cây có những đốm màu vàng xanh bao phủ khắp thân cây như một lớp bột màu trắng thì cây đang bị bệnh phấn trắng. Bạn nên phun Topsin M 0,075-0,1% và rắc vôi bột cho cây.
    • Khi cây ra chồi mới, nhện đỏ sẽ hút nhựa khiến chồi chết khô. Nên dùng DC-Tron Plus 98,8EC  để tiêu diệt.
    • Cần tỉa trái sớm để tập trung dinh dưỡng nuôi trái, giúp cho trái to và tạo điều kiện cho chùm nho được thông thoáng, hạn chế sâu bệnh.
    • Nên tỉa trái sớm khi trái kích cở bằng hạt bắp (đường kính khoảng 7 mm) và tỉa lập lại sau đó 15 ngày. Nên tỉa trái đều 4 phía chùm quả.

     

    CHÚC BÀ CON CÓ MỘT MÙA BỘI THU !

    HỖ TRỢ KỸ THUẬT : KS.HUYỀN TRANG : 0981996880.

    BÊN TRUNG TÂM CUNG CẤP CÂY GIỐNG NHO LEO GIÀN , NHO HẠ ĐEN , NHO LEO GIÀN , NHO NGÓN TAY , NHO SỮA  , NHO PHÁP , NHO THÂN GỖ

     THÔNG TIN ĐẶT HÀNG VÀ HỖ TRỢ KỸ THUẬT VUI LÒNG LIÊN HỆ

    Địa chỉ trụ sở giao dịch tại Miền Bắc:

    Phố Nguyễn Mậu Tài – Đường Ngô Xuân Quảng – TT Trâu Quỳ -Gia Lâm – Hà Nội .

    HOTLINE  –  0981996880 / 0865804321 /0334451026 /0867446982

    Email: hocviennongnghiep4.0@gmail.com

    Website chính: https://hocviennongnghiep.com/