KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY BƯỞI DIỄN

Giá bán: Liên hệ

    - +

    KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY  BƯỞI DIỄN

    I.Đào h trng và bón lót 

    + Kích thước hố rộng  0,8 – 1 m sâu 0,8 – 1 m. Đất xấu cần đào rộng hơn.

    + Bón phân lót cho 1 hố:

    Bót lót cho mỗi hố 30 – 50 kg phân chuồng hoai (hoặc 5 – 7 kg phân vi sinh) + 1 kg supelân + bón vôi đủ điều chỉnh pH đất về ngưỡng thích hợp (từ 6 – 6,5).

    II.HƯỠNG DẪN TRỒNG CÂY ĐẠT TIÊU CHUẨN

    B1: Toàn bộ lượng phân lót trên được trộn đều và đặt  xuống hố
    B2.  Sau khi đã có phân  thì phủ thêm  10cm đất thịt 9 đất tơi sốt lên  bề mặt phân  chuồng )
    B3: Đặt cây chính giữa hố và lấp đất

    B4:  nén chặt đất xung quang cây và cắm cọc cố định cây

    B5: Tưới nước đẫm và pha kích rễ theo tỉ lệ  và tới mỗi cây 1 ca ( tương đương 1 lít nước )

    *III. Chăm sóc sau khi trồng

      – Tưới nước

    Thường xuyên giữ ẩm trong vòng 20 ngày đến 1 tháng để cây hoàn toàn bén rễ và phục hồi. Sau đó tuỳ thời tiết nắng mưa để chống hạn hoặc chống úng cho cây.

    Trước khi thu hoạch 1 tháng ngừng tưới nước.

    Về lượng nước tưới và số lần tưới phải dựa vào khả năng giữ nước của đất, lượng bốc hơi và lượng mưa để quyết định, phương pháp tưới có thể là tưới bề mặt hoặc tưới nhỏ giọt,… mỗi lần bón phân cần phải tưới nước để phân có thể hoà tan tạo điều kiện cho cây hấp thụ tốt hơn.

     VI.  Cắt tỉa tạo hình (Kĩ thuật trồng bưởi diễn)

    +   Cắt tỉa cho cây trong thời kỳ chưa mang quả: Việc cắt tỉa được tiến hành ngay từ khi trồng. Để có được dạng hình hợp lý (hình bán cầu), cần thực hiện theo các bước sau:

    • Tạo cành cấp 1: Khi cây con đạt chiều cao 45 – 50 cm, cần bấm ngọn để tạo cành cấp 1.

    Chỉ để lại 3 – 4 cành cấp 1 phân bố tương đối đều về các hướng. Các cành cấp 1 này thường chọn  cành khoẻ, ít cong queo, cách nhau 7 – 10 cm trên thân chính và tạo với thân chính một góc xấp xỉ 450 – 600 để khung tán đều và thoáng.

    • Tạo cành cấp 2: Khi cành cấp 1 dài 25 – 30 cm, ta bấm ngọn để tạo cành cấp 2. Thông thường trên cành cấp 1 chỉ giữ lại 3 cành cấp 2 phân bố hợp lý về góc độ và hướ
    • Tạo cành cấp 3: Cành cấp 3 là những cành tạo quả và mang quả cho những năm sau. Các cành này phải khống chế để chúng không giao nhau và sắp xếp theo các hướng khác nhau giúp cây quang hợp được tố

    +  Cắt tỉa cho cây trong thời kỳ mang quả

    •     Cắt tỉa sau thu hoạch: Được tiến hành sau khi thu hoạch quả. Cắt tỉa tất cả các cành sâu bệnh, cành chết, cành vượt, những cành quá dày, cắt tỉa bớt cành cấp 1(nếu số cành cấp 1/cây quá dày) sao cho cây có bộ khung tán cân đố Đối với cành thu, cắt bỏ những cành yếu, mọc quá dày.
    •      Cắt tỉa vụ xuân: Được tiến hành vào giữa tháng 1 đến giữa tháng 3 hàng năm: Cắt bỏ những cành xuân chất lượng kém, cành sâu bệnh, cành mọc lộn xộn trong tán, những chùm hoa nhỏ, dầy, dị hì
    •      Cắt tỉa vụ hè: được tiến hành từ tháng 4 đến hết tháng 6: Cắt bỏ những cành hè mọc quá dày hoặc yếu, cành sâu bệnh, tỉa bỏ những quả nhỏ, dị hì

     V.   Hướng dn bón phân trong kĩ thut trng bưởi Din

    Bón phân cho bưởi Diễn tuỳ thuộc vào tuổi cây và sản lượng hàng năm, nền đất cụ thể. Cây từ 1- 3 năm sau khi trồng (cây chưa có quả – giai đoạn kiến thiết cơ bản). Mỗi năm bón 4 lần vào tháng 2, tháng 5 tháng 8 và tháng 11. Lượng phân bón ở mỗi lần như sau:

    + Đợt bón tháng 2: Bón 100% phân hữu cơ + 40% đạm + 40% kali

    + Đợt bón tháng 5: 30% đạm + 30% kali

    + Đợt bón tháng 8: 30% đạm + 30% kali

    +  Đợt bón tháng 11: 100% lân + 100% vôi

    Lượng bón mỗi cây:

    Năm trồng Phân hữu cơ (kg) Đạm urê (gam/cây) Lân supe (gam) Kaliclo rua (gam) Vôi bột (kg)
    Năm thứ 1 30 300 500 110 1
    Năm thứ 2 30 500 800 330 1
    Năm thứ 3 50 860 1.200 460 1

    Trong thời kỳ cho quả, lượng phân bón được thiết lập dựa trên năng suất của vụ trước. Có thể tham khảo bảng hướng dẫn sau:

    Năng suất thu  hoạch vụ trước
    Lượng bón
    Phân hữu cơ (kg/cây) Đạm Urê (g/cây) Lân Supe       (g/cây) Kaliclorua (g/cây)
    20 kg/năm 30 650 830 410
    40 kg/năm 1.100 1.400 680
    60 kg/năm 50 1.300 1.700 820
    100 kg/năm 1.750 2.250 1.090
    120 kg/năm 70 2.200 2.800 1.360

    Thời vụ bón:

    Toàn bộ lượng phân được chia làm 3 lần bón trong năm.

    • Lần 1: Bón thúc hoa: (tháng 2): 40% đạm urê + 30%  kaliclorua
    • Lần 2: Bón thúc quả: (tháng 4 – 5): 20% đạm urê + 30% kaliclorua
    • Lần 3: Bón sau thu hoạch: (tháng 11 – 12): 100% phân hữu cơ + 100% phân lân + 40%  đạm urê, 40%

    Cách bón:

    Bón phân hữu cơ:

    Đào rãnh xung quanh cây theo hình chiếu của tán với bề mặt rãnh rộng  30 – 40 cm, sâu 20 – 25 cm, rải phân, lấp đất và tưới nước giữ ẩm. Hoặc có thể đào 3 rãnh  theo hình vành khăn xung quanh tán để bón, năm sau bón tiếp phần còn lại.

    Bón phân vô cơ:

    Khi đất ẩm chỉ cần rải phân lên mặt đất theo hình chiếu của tán cách xa gốc 20 – 30 cm, sau đó tưới nước để hoà tan phân. Khi trời khô hạn cần hoà tan phân trong nước để tưới hoặc rải phân theo hình chiếu của tán, xới nhẹ đất và tưới nước.

    VI. Mt s bin pháp chăm sóc bưởi Di

    * Biện pháp kích thích ra hoa

    Khoanh vỏ: vào cuối tháng 11, đầu tháng 12, khi lá đã thành thục, chọn những cây sinh trưởng khoẻ, lá xanh đen tiến hành khoanh vỏ.

    Khoanh toàn bộ số cành cấp 1. Phương pháp là dùng dao sắc khoanh bỏ hết lớp vỏ đến phần gỗ với chiều rộng vết khoanh 0,2 – 0,3 cm theo hình xoắn ốc 1,5 – 2 vòng, tuyệt đối không dùng liềm, cưa.

    Xử lý thuốc trừ nấm bệnh cho vết khoanh.

    * Biện pháp tăng khả năng đậu quả

    + Trước khi nở hoa: dùng các loại phân bón lá: Atonic, Mastrer – Grow, kích phát tố thiên nông (theo chỉ dẫn trên bao bì) phun 2 lần, lần 1 khi mới xuất hiện nụ, lần 2 cách lần 1 là 15 ngày.

    + Sau khi đậu quả: khi quả non có đường kính 1 – 2 cm, phun Atonic, Mastrer – Grow, kích phát tố thiên nông 2 – 3 lần với nồng  chỉ dẫn, các lần phun cách nhau 10 – 15 ngày.

    VII. Mt s loi sâu bênh thường gp trên cây bưởi din

    • – Sâu vẽ bùa (Phyllocnistis citriella):
    • – Sâu đục thân (Chelidonium argentatum), đục cành (Nadezhdiella cantori):
    • – Nhện đỏ (Panonychus citri):
    • – Nhện trắng (Polyphagotarsonemus latus):
    • – Rệp cam:
    • – Rệp sáp (Planococcus citri):
    • Bệnh loét (Xanthomonas campestris)
    • Bệnh sẹo (Ensinoe fawcetti Bit. et Jenk)
    • Bệnh chảy gôm (Phytophthora citriphora):
    • Bệnh Greening:

    VIII. Thu hoch và bo qun

    Thời điểm thu hoạch: Thu hoạch khi vỏ quả chuyển từ màu xanh chuyển xang mầu vàng;

    – Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh khi thu hái: Thu hoạch quả vào những ngày trời tạnh ráo, thu hoạch vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát, tránh thu hoạch vào giữa trưa hoặc trời quá nóng.

    – Kỹ thuật thu hái: Cần phải có thang chuyên sử dụng cho thu hoạch quả và sử dụng kéo để cắt chùm quả sau đó lau sạch, phân loại, cho vào thùng hoặc sọt tre có lót giấy hoặc xốp, để nơi thoáng mát và đem đi tiêu thụ.

    Quý anh chị và bà con muốn tìm hiểu kĩ thuật trồng cũng như liên hệ mua cây giống bưởi Diễn vui lòng liên hệ theo thông tin sau

    Trung Tâm Ging Cây

    Địa ch :  Trâu Qu Gia Lâm Hà Ni
    S
    Đin Thoi : 0981996880