I. Giới thiệu về lay ơn
II. Yêu cầu điều kiện sinh thái
1. Thời vụ trồng
– Ở miền Bắc Lay ơn được trồng 2 vụ chính là:
+ Vụ thu – đông: trồng tháng 9 cho thu hoa vào tháng 11 và
+ Vụ Đông xuân trồng tháng 10, 11 để thu hoa vào các dịp tết nguyên đán, 8/3.
+ Ở các vùng như: Đà Lạt, Tam Đảo, Sapa, Mộc Châu có thể trồng quanh năm.
2. Kỹ thuật làm đất
Đất thích hợp cho trồng hoa layơn là loại đất phù sa, thịt nhẹ, có độ pH từ 6 – 7, thoát nước tốt tạo điều kiện cho rễ phát triển mạnh.
Trước khi trồng có thể tiến hành xử lý đất: Có thể bơm nước để ngâm đất trước khi trồng 15-20 ngày, bón thêm vôi bột vừa có tác dụng khử trùng, vừa cung cấp thêm canxi cho cây. Lượng bón: 20 – 25 kg/sào bắc bộ.
* Lên luống: chiều cao luống 20-30cm, rộng luống 1,0- 1,2 m, rãnh luống 25-30cm.
* Đánh rạch: Dùng cuốc đánh theo chiều ngang của luống để dễ canh tác. Độ sâu rạch: 10 -15cm.
3. Bón phân
– Lượng bón: cho 1 sào bắc bộ (360m2)
Phân hữu cơ (phân vi sinh/phân chuồng, phân trâu bò): 400/3.000 kg.
Phân hóa học: 10 kg Urê + 50 kg Supe lân + 8kg Kali clorua
– Cách bón:
+ Bón lót: toàn bộ phân hữu cơ + 20 kg lân Supe lân. Đánh rạch, trộn đều các loại phân với nhau và bón xuống rạch, sau đó lấp đất sâu 10 -15 cm.
– Bón phân thúc: lượng lân còn lại cho vào hố, trộn thêm nước tiểu ngâm 15 ngày là tưới được.
+Thúc đợt 1: (khi cây có 2 lá): 3 kg Ure +10 kg Supe lân + 2kg Kali.
+ Thúc đợt 2: (khi cây có 4 lá): 4 kg Ure +10 kg Supe lân + 2kg Kali
+ Thúc đợt 3: (khi cây có 5-6 lá): 3 kg Ure +10 kg Supe lân + 4kg Kali
Ngoài ra có thể sử dụng phân bón lá: Komix, Sporay-N-Grow phun vào giai đoạn cây có từ 2-5 lá mang lại hiệu quả rất cao. Trong quá trình bón không nên bón phân sát gốc, thường bón kết hợp với việc xới xáo, làm cỏ. Sau khi bón xong cần tưới đẫm cho tan phân để cây hấp thu. Canxi cũng cần thiết trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, có thể phun hoặc bón thêm 2-3 lần khi cây được 4-6 lá.
III. Phòng trừ sâu bệnh hại chính
5.1. Sâu hại
– Sâu xám:
Sâu xám chỉ phá hại ở thời kỳ cây non
Có hai biện pháp phòng trừ:
+ Biện pháp thủ công: bắt bằng tay (khoảng lúc 6 giờ tối lúc đó sâu bò lên cắn ngang thân), có thể luân canh với cấy lúa .
+ Biện pháp hoá học: dùng FMtox 50 EC, phun 1-2 bình 8 lít cho 1 sào, phun vào lúc 16-17 giờ thì hiệu quả trừ cao.
– Sâu khoang ăn lá:
Sâu khoang hại suốt thời kỳ sinh trưởng của hoa lay ơn, sâu ăn lá làm giảm chất lượng hoa, thậm chí làm cho bông hoa không trổ thoát được.
Phòng trừ: Dùng FMtox 50EC, Fastox 50EC phun 1-2 bình 8 lít cho 1 sào bắc bộ.
5.2. Bệnh hại
– Bệnh khô vằn
+ Triệu chứng: Lúc đầu bệnh là một chấm xanh tái (như bị nước sôi đổ vào). Sau đó vết bệnh lan dần, loang nổ như da hổ. Bệnh thường phát triển từ phía gốc, sau lan dần lên trên ngọn, làm cây khô héo.
+ Phòng trừ: Dùng thuốc Validacin 500 pha nồng độ 40-50ml thuốc/bình 8 lít (phun 2 bình cho 1 sào Bắc Bộ)
– Bệnh héo vàng
+ Triệu chứng: Bệnh thường xuất hiện ở phần thân giả nằm dưới mặt đất. bệnh làm cho thân teo tóp, hoặc làm cho củ thối nhũn, cây không phát triển được hoặc dị dạng. Chỗ bệnh có phủ một lớp phấn màu hồng.
+ Phòng trừ: xử lý đất trước khi trồng bằng nấm đối kháng Trichoderma. Dùng thuốc hoá học: Anvil, Benlat C, pha nồng độ 40-50ml thuốc/bình 8 lít (phun 2 bình cho 1 sào Bắc Bộ)
– Bệnh đốm nâu
+ Triệu chứng: bệnh hại trên lá. Vết bệnh thường có hình tròn, hoặc hình ovan. Xung quanh có viền nâu đậm, khi gặp điều kiện ẩm và bón nhiều đạm bệnh phát triển mạnh.
+ Phòng trừ: dùng Zineb 80BTN phun với lượng 2 gói/sào.
– Bệnh khô đầu lá
Theo kết quả khảo sát, điều tra ở một số khu vực chúng tôi nhận thấy: tại Hải Phòng và Đà Lạt bệnh xuất hiện rất ít, ở Sapa bệnh hầu như không xuất hiện, đặc biệt bệnh phổ biến ở các vùng trồng xung quanh Hà Nội. Bệnh hại cả lá non và lá già làm giảm diện tích quang hợp của lá dẫn đến lá mau bị hỏng, cây còi cọc, hoa kém chất lượng.
+ Nguyên nhân gây bệnh: đây là loại bệnh sinh lý do trồng ở những nơi có hàm lượng chất flo, clo trong không khí cao.
+ Cách phòng: Tránh trồng lay ơn gần những khu công nghiệp
IV. Phương thức thanh toán và vận chuyển
Thanh toán bằng tiền mặt: trực tiếp tại văn phòng, vườn ươm, Bưu điện.
hoặc Thanh toán qua tài khoản: Nguyễn Văn Nhất – stk: 3120 2058 84962 tại Ngân hàng NN& PTNT – AGRIBANK chi nhánh gia lâm , HàNội .
(khi gửi khách hàng lưu ý điền số điện thoại vào mục nội dung chuyển tiền)
Nếu khách hàng ở xa, chúng tôi có kèm dịch vụ vận chuyển như sau:
– Chi phí vận chuyển cây ra bến xe mỹ đình + 150.000đ cước vận chuyển.
– Chi phí vận chuyển cây ra bến xe nước ngầm, giáp bát,Gia lâm + 100.000đ cước vận chuyển.
(Khách hàng ở xa mua cây giống các loại nên cung cấp cho đơn vị số điện thoại của nhà xe khách chạy qua địa điểm gần nơi khách hàng nhất (nếu có) để đơn vị gửi cây, thuận lợi cho người nhận và đảm bảo tốt cho cây giống)
– Cam kết chất lượng
– Đảm bảo chuẩn giống đúng chất lượng sản phẩm cung cấp.
– Hỗ trợ hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây và giới thiệu đầu ra cho sản phẩm sau thu hoạch.
Rất mong được cộng tác với Quí vị khách hàng trên toàn quốc.
Mọi chi tiết xin liên hệ: TRUNG TÂM GIỐNG CÂY TRỒNG- HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Địa chỉ trụ sở giao dịch tại Miền Bắc: Khu 31ha, Ngõ 237, Đường Ngô Xuân
Quảng, TT Trâu Quỳ – Gia Lâm – Hà Nội
HOTLINE 0981996880 – 0867446982
Email: hocviennongnghiep4.0@gmail.com
Website chính: https://hocviennongnghiep.com
CHẤT LƯỢNG VÀ UY TÍN XÂY DỰNG