KỸ THUẬT TRỒNG CÂY NA DAI TA

Giá bán: Liên hệ

    - +

    KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY  NA DAI

    I.Đào hố trồng và bón lót 

    + Kích thước hố rộng  80CM*80CM sâu 80CM*880CM . Đất xấu cần đào rộng hơn.

    + Bón phân lót cho 1 hố:

    Bót lót cho mỗi hố 30  kg phân chuồng hoai (hoặc 5 – 7 kg phân vi sinh) + 1 kg supelân + bón vôi đủ điều chỉnh pH đất về ngưỡng thích hợp (từ 6 – 6,5).

    II.HƯỠNG DẪN TRỒNG CÂY ĐẠT TIÊU CHUẨN

    Dùng dao sắc rạch bỏ túi bầu (tránh để vỡ bầu)

    B1: Toàn bộ lượng phân lót trên được trộn đều và đặt  xuống hố
    B2.  Sau khi đã có phân  thì phủ thêm  10cm đất thịt 9 đất tơi sốt lên  bề mặt phân  chuồng )
    B3: Đặt cây chính giữa hố và lấp đất

    B4:  nén chặt đất xung quang cây và cắm cọc cố định cây

    B5: Tưới nước đẫm và pha kích rễ theo tỉ lệ  và tới mỗi cây 1 ca ( tương đương 1 lít nước )

    *III. Chăm sóc sau khi trồng

    1.Tưới nước

    Thường xuyên giữ ẩm trong vòng 20 ngày đến 1 tháng để cây hoàn toàn bén rễ và phục hồi. Sau đó tuỳ thời tiết nắng mưa để chống hạn hoặc chống úng cho cây.

    Về lượng nước tưới và số lần tưới phải dựa vào khả năng giữ nước của đất, lượng bốc hơi và lượng mưa để quyết định, phương pháp tưới có thể là tưới bề mặt hoặc tưới nhỏ giọt,… mỗi lần bón phân cần phải tưới nước để phân có thể hoà tan tạo điều kiện cho cây hấp thụ tốt hơn.

    1. Chăm sóc thời kỳ kiến thiết cơ bản

    2.1 Tưới nước, làm cỏ và quản lý độ ẩm

    Tủ gốc giữ ẩm cho cây sau khi trồng bằng rơm rạ hoặc cỏ khô rộng 0,8 – 1,0m; dày 7 – 15cm, cách gốc 5 – 10cm. trong tuần đầu tiên sau trồng tưới đủ ẩm cho cây 1 lần/ngày vào buổi chiều mát, sau đó 5 – 7 ngày trong 1 tháng đầu. Tháng thứ 2 sau trồng tưới 2 – 3 lần/tháng tùy theo độ ẩm của đất trồng. Từ năm thứ hai tưới vào giai đoạn mới bón phân và những tháng quá khô hạn. Vào mùa mưa lũ, phải kiểm tra và có kế hoạch chống úng. Thường xuyên làm cỏ xung quanh gốc.

    2.2. Bón phân

    Lượng phân bón cho na ở thời kỳ kiến thiết cơ bản tính theo tuổi cây

    Tuổi cây Lượng phân bón (kg/cây/năm)
    Phân hữu cơ vi sinh Vôi bột
    NPK 16:16:8
    1 0,5 – 1,0 0,05 – 0,1
    2 5 0,5 – 1,0 0,1 – 0,2
    3 10 0,5 – 1,0 0,2 – 0,3

    Sau trồng 2 tháng tiến hành bón thúc lần thứ nhất. Cứ sau mỗi đợt lộc non thành thục, lá chuyển màu xanh thì lại tiếp tục bón thúc cho cây.

    Toàn bộ lượng phân vô cơ được chia làm 4 – 5 lần bón vào các đợt lộc trong năm. Phân hữu cơ và vôi bột bón làm 1 lần vào đợt bón cuối năm.

    Cách bón: Bón phân theo hai hốc đối xứng (Đông-Tây hoặc Nam-Bắc), rắc phân rồi lấp đất, tưới ẩm.

    2.3. Cắt tỉa, tạo hình

    Để cây có bộ tán đều và cân đối trong thời kỳ cây cho quả thì việc cắt tỉa tạo hình cho cây phải đ­ược tiến hành ngay năm đầu sau trồng. Tiến hành bấm ngọn, cắt cành tạo cho câu bộ khung tán rộng.

    VI.Chăm sóc thời kỳ kinh tế

    1.. Làm cỏ, tưới nước và quản lý độ ẩm đất

    Phần diện tính xung quanh tán cây phải luôn đ­ược làm cỏ sạch sẽ để đảm bảo l­ượng dinh dư­ỡng bón cho cây không bị mất đi do cỏ dại. Sau khi cỏ nhổ lên đ­ược tủ lại xung quanh gốc để hạn chế sự phát triển của đợt cỏ mới. Phần diện tích giữa các hàng cây không nhất thiết phải dãy sạch cỏ vì dẫn đến hiện t­ượng xói mòn đất khi có m­ưa lớn mà chỉ hạn chế không cho cỏ sinh  tr­ưởng quá lớn, cạnh tranh dinh d­ưỡng  của cây.

    Trong thời kì cây mang quả, việc t­ới n­ước cũng cần phải lư­u ý để không làm ảnh h­ưởng đến chu kỳ sinh tr­ưởng, phát triển bình th­ường của cây trong năm.

    1. Bón phân

    Lượng phân bón cho na ở thời kỳ kinh tế tính theo tuổi cây

    Tuổi cây Lượng phân bón (kg/cây/năm)
    Phân hữu cơ vi sinh Vôi bột
    NPK 16:16:8
    Supe lân K2SO4
    4-6 10 – 15 0,5 – 1,0 1,0 – 1,3 0,6 – 0,8 0,3 – 0,5
    7-10 15 – 20 1,0 – 1,5 1,5 – 1,7 0,9 – 1,0 0,5 – 0,7
    >10 20 – 30 1,0 – 1,5 1,8 – 2,5 1,1 – 1,5 0,7 – 1,0

    – Bón khi thu hoạch xong: Toàn bộ phân hữu cơ vi sinh, supe lân, vôi bột + 35% phân NPK.

    – Bón trước khi ra hoa: 30% NPK.

    – Bón khi đậu quả được 25 – 30 ngày: 15% NPK

    – Bón khi đậu quả được 70 – 75 ngày: 20% NPK + toàn bộ K2SO4

    * Lưu ý: Nếu không có phân chuồng thì sử dụng phân hữu cơ vi sinh (phân hữu cơ vi sinh được thay thế bằng 1/3 lượng phân chuồng).

    Bổ sung cho cây các loại phân trung lượng, vi lượng, bằng các chế phẩm có bán trên trị trường để giúp cây nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng, nên kết hợp với những đợt phun thuốc phòng trừ sâu, bệnh hại.

    Cách bón: Bón vào 4 hốc theo hình chiếu của tán. Na là cây có bộ rễ kém phát triển, không nên đào rãnh vòng quanh tán. Chú ý, lần bón sau đào hố không trùng với lần bón trước.

    Vào đầu tháng 2, cần tưới ẩm bón thúc phân sớm, đồng thời giữ ẩm liên tục, cây sẽ nảy lộc và ra hoa, kết quả vào tháng 4 như ý muốn.

    1. Cắt tỉa và quản lý kích thước cây

    Công việc cắt tỉa đ­ược tiến hành ngay sau khi thu quả. Cắt bỏ tất cả các cành mọc lộn xộn trong tán, cành nhỏ, cành sâu bệnh. Một số cành vư­ợt mọc thẳng đứng cũng đư­ợc cắt bỏ đi để tạo độ thông thoáng trong tán cây và tạo điều kiện cho ánh sáng lọt xuống phía trong tán.

    Vào đầu tháng 11 cần vặt hết lá xanh trên tán. Có thể dùng thuốc dấm hoa quả Trung Quốc (dung dịch Ethrell 45%), pha khoảng 1 lọ (5ml) với 1 lít nước phun ướt tán, sau 10-15 ngày toàn bộ lá na trên tán sẽ rụng.

    Tỉa quả: Tỉa bớt quả xấu, quả sâu bệnh, quả nhỏ và quả bình thường cho mật độ quả phù hợp với từng cây. Từ năm thứ 4 trở đi, tùy khả năng của từng cây mà quyết định để số lượng quả nhiều hay ít.

    Đốn trẻ: Na sau khi cho thu hoạch 3 vụ thì quả nhỏ dần, cây cao khó lấy quả. Để có quả to mập cần đốn trẻ lại từ năm thứ 5 trở đi, sau đó cứ 3 năm đốn một lần. Lần đốn đầu cách mặt đất 0,5m, những lần sau cách lần trước 0,2-0,3m.

    1. Một số sâu, bệnh gây hại chủ yếu
    2. Rệp sáp phấn

    * Đặc điểm gây hại

    Rệp sáp phấn xuất hiện ở khắp các vườn na. Chúng chích hút nhựa các bộ phận cây như lá, đọt non, hoa, trái để sống. Triệu chứng lá non bị quắn, đọt bị thui chột, gây rụng hoa và trái non, làm trái chậm lớn hoặc chai, rệp còn bám đầy kẽ vỏ và cuống trái làm trái đen, không đẹp mắt.

    Trong quá trình gây hại, rệp sáp phấn còn tiết ra dịch ngọt thu hút nấm bồ hóng phủ đen cành lá, làm giảm khả năng quang hợp của cây. Rệp sáp phấn sống quanh năm và gây hại nặng vào mùa nắng nóng từ tháng 3 đến tháng 5 hàng năm.

    *Biện pháp phòng trừ

    Biện pháp canh tác: Chăm sóc tốt vườn cây na như vệ sinh cỏ dại, xén tỉa cành tạo thông thoáng, bón phân, tưới nước đầy đủ giúp cây sinh trưởng mạnh khỏe.

    Biện pháp sinh học: Có nhiều loài thiên địch tấn công rệp sáp phấn như bọ rùa, ong, nấm ký sinh. Nên cần bảo tồn thiên địch, hạn chế việc lạm dụng phun thuốc trừ sâu khi không cần thiết.

    Biện pháp phun thuốc hóa học: Do rệp sáp có lớp sáp trắng bao ngoài nên làm hạn chế sự thấm thuốc vào cơ thể, giảm hiệu lực của thuốc. Làm sao để phá vỡ lớp sáp bên ngoài này để thuốc hóa học dễ tiếp xúc và thấm sâu vào cơ thể rệp sáp. Sử dụng thuốc có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam ban hành hàng năm đối với cây ăn quả.

    2.Sâu đục quả

    * Đặc điểm gây hại

    Sâu non mới nở ra bắt đầu cắn đục vào bên trong thịt quả. Triệu chứng để thấy là bên ngoài vỏ quả có phân sâu đùn ra ngoài. Thường một quả có nhiều sâu phá hại.

    * Biện pháp phòng trị

    Khi na có quả, cần thăm vườn thường xuyên để phát hiện sâu kịp thời. Loại bỏ những quả bị sâu ra khỏi vườn. Sử dụng thuốc có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam ban hành hàng năm đối với cây ăn quả.

    Chú ý phun kỹ vào quả, không cần phun tràn lan cả vườn để hạn chế lượng thuốc sâu sử dụng đồng thời duy trì được quần thể thiên địch trong vườn, cũng cần bảo đảm thời gian cách ly như quy định.

    1. Bọ vòi voi gây hại bông na 

    * Đặc điểm gây hại

    Con cái thường tập trung trong các cánh hoa, đẻ trứng vào các vết đục trên cánh hoa. Cả con trưởng thành và ấu trùng non đều ăn, đục phá cánh hoa. Tấn công hoa mới nở làm cho hoa đen và khô, các hoa bị khô vẫn dính vào cây. Mỗi hoa có thể có từ 5-10 con bọ vòi voi.

    Bọ vòi voi là đối tượng gây hại rất nghiêm trọng ở các vùng trồng Na tập trung, chúng xuất hiện và gây hại từ đầu đến giưã mùa mưa khi hoa bắt đầu nở rộ, chúng có thế gây hại tới 80% số cây trong vườn và gây hại tới 80% số hoa trên cây.

    *Biện pháp phòng trừ

    – Điều tra theo dõi phát hiện bọ vòi voi từ khi na hình thành nụ hoa để kịp thời phòng trừ.

    – Do bọ vòi voi thường ẩn nấp trong cánh hoa nên các loại thuốc trừ sâu thông thường ít hiệu quả với chúng. Phải sử dụng các loại thuốc có tính xông hơi mạnh mới có thể xua đuổi con trưởng thành và tiêu diệt được ấu trùng. Sử dụng thuốc có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam ban hành hàng năm đối với cây ăn quả.

    1. Bị trĩ hại na

    * Đặc điểm gâyhại

    Bọ trĩ trưởng thành và bọ trĩ non gây hại cả trên lá, hoa, quả. Chích hút chủ yếu phần gân lá làm lá cong như chiếc thuyền, lá sẽ bị biến mầu, cong queo.

    Trên quả, khi tấn công phần tế bào biểu bì, bọ trĩ tạo ra những mảng xám hoặc những phần lồi mầu bạc trên vỏ. Trái dễ bị thiệt hại nhất là vào giai đoạn trái còn rất nhỏ (vừa rụng cánh hoa cho đến khi trái có đường kính khoảng 4 cm).

    Nếu mật số cao, bọ trĩ tấn công cả trên những trái lớn. Bọ trĩ gây hại chủ yếu trên quả nằm ngoài tán lá cây. Gây hại quan trọng vào mùa nắng nóng khô hạn.

    * Biện pháp phòng trừ

    Sử dụng biện pháp tưới nước phun lên cây có thể hạn chế được mật số bọ trĩ. Mặc dù không phải là lý tưởng nhưng cho đến nay, biện pháp hóa học vẫn là biện pháp được áp dụng phổ biến để phòng trị bọ trĩ.

    Nhiều loại thuốc tỏ ra có hiệu quả cao đối với bọ trĩ, có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu phổ biến được dùng trên cây ăn quả có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật ban hành hàng năm tuy nhiên cũng giống Nhện gây hại, bọ trĩ có thể nhờn thuốc nhanh vì vậy khi cần thiết phải sử dụng thuốc, cần luân phiên sử dụng các loại thuốc có gốc hóa học khác nhau. Chỉ sử dụng thuốc khi mật số bọ trĩ đạt 3 con/quả non. Có thể sử dụng thuốc liên tiếp 2 lần, mỗi lần cách nhau một tuần lễ. Sử dụng thuốc có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam ban hành hàng năm đối với cây ăn quả.

    1. Mối hại gốc

    * Đặc điểm gâyhại

    Mối có mặt gây hại ở các giai đoạn sinh trưởng của cây na, gây hại mạnh ởgiai đoạn  kinh  doanh, đây  là  giai đoạn  mối hại nghiêm  trọng. Mối thường hại nặng cây con trong mùa khô, mối tập trung hại ở những nơi có ẩm độ đấttừ50-60%,cónhiềuthực vậthoai mục nhưthân,lá,câykhô,rễcâymụcnát…

    Gây hại đối với thân: Mối bám xung quanh thân, ăn sạch lớp biểu bì vỏ. Mối ăn tới đâu thì có lớp đất bám xung quanh đến đó. Mối ăn rất nhanh, có cây trung bình trong một ngày đêm, mối ăn 5-10cm, làm cho cây thoát hơi nước mạnh.

    Gây hại đối với rễ: Mối làm tổ ở dưới khu vực rễ, đục khoét rễ, gây nên những vết thương, tạo điều kiện cho những loại nấm bệnh xâm nhập, làm hạn chế sự hút nước và dinh dưỡng của cây. Làm cho cây héo dần, chết rũ.

    *Biện pháp phòng trừ

    Dọn sạch tàn dư cây trồng sau khi thu hoạch, đốn tỉa.

    Khi thấy mối phá hại cần dò tìm ổ mối, dùng thuốc diệt mối diệt tận gốc, phun trực tiếp vào trong tổ để trừ mốichúa Sử dụng thuốc có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam ban hành hàng năm đối với cây ăn quả.

    1. Nhện đỏ

    * Đặc điểm gây hại

    Nhện trưởng thành và nhện non sống tập chung ở mặt trên của lá, dùng miệng chích hút dịch lá, tạo nên các vết châm nhỏ li ti màu trắng vàng. Khi mật độ cao chúng có mặt cả trên quả và cành bánh tẻ. Bị hại nặng toàn bộ lá và quả có màu trắng hơi vàng, lá bị rụng. Sự phát triển của cây bị đình trệ. Trên mặt giá thể có tơ mỏng.

    * Biện pháp phòngtrừ

    Điều tra vườn thường xuyên để theo dõi diễn biến nhện hại và thiên địch của chúng đặc biệt là nhện bắt mồi để có biện pháp phòng trừ hiệuquả.

    Khi mật độ rệp cao dùng thuốc có tính chọn lọc cao được sử dụng cho cây ăn quả,… Sử dụng thuốc có trong danh mục thuốc BVTV ban hành hàng năm đối với cây ăn quả.

    1. Bệnh thán thư 

    * Tác hại và triệu trứng gây hại

    Bệnh do nấm, là bệnh phổ biến và nguy hiểm nhất đối với cây na. Bệnh hại cả trên lá, ngọn, hoa và quả. Trên lá, bệnh tạo thành các đốm nâu hình tròn, xung quanh viền vàng, lâu dần hoá thành các vòng đen đồng tâm chứa các bào tử nấm. Trên ngọn, bệnh làm khô búp, hoa và quả. Quả non bị bệnh thì khô đen và rụng. Quả lớn có thể bị khô đen một phần.

    * Biện pháp phòng trị

    Vệ sinh vườn thông thoáng, khi xuất hiện bệnh nên tiến hành thu gom tàn dư bị nhiễm bệnh để hạn chế nguồn lây lan trên vườn. Khi vườn bị bệnh chú ý việc sử dụng phân bón đặc biệt phân bón ăn qua lá, chỉ phun khi vết bệnh trên cây đã khỏi.

    Phun phòng từ khi quả còn nhỏ đến trước khi thu hoạch đảm bảo thời gian cách ly của thuốc BVTV sử dụng phun trừ. Nên phun định kỳ khoảng nửa tháng một lần, có thể sử dụng các loại thuốc có trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam ban hành hàng năm đối với cây ăn quả.

    1. Bệnh vàng lá thối rễ

    * Tác hại và triệu trứng gây hại

    Bệnh do nấm Fusarium solani gây ra. Cây bị bệnh có biểu hiện sinh trưởng kém dần, lá vàng và rụng, quả ít và nhỏ. Nấm sống trong đất phá hoại bộ rễ, hạn chế sự hấp thu nước và chất dinh dưỡng cung cấp cho cây. Bị hại nặng lâu ngày bộ rễ có thể bị hư hại hoàn toàn làm cây bị chết.

    * Biện pháp phòng trị

    – Vệ sinh vườn, chặt bỏ  những cây đã chết, những cây có triệu trứng bệnh nặng  (đào hết gốc, rễ) mang tiêu hủy, rắc vôi bột xung quanh gốc, để 1-2 năm sau mới tiến hành trồng mới lại, nếu tiến hành trồng mới ngay cây sẽ có nguy cơ lây nhiễm bệnh cao.

    – Hàng năm, trên những vườn na sau khi thu quả và vệ sinh tàn dư xong cần phải sử dụng chế phẩm sinh học Trichoderma kết hợp với bón phân chuồng ủ hoai mục để bổ sung dinh dưỡng và vi sinh vậtcó ích.

    1. Thu hoạch

    Thu làm nhiều đợt khi quả đã mở mắt, vỏ quả chuyển màu vàng xanh, hái quả kèm theo 1 đoạn cuống đem về dấm trong vài ba ngày quả mềm là ăn được.

    Mùa na chín từ tháng 6 đến tháng 9, ở miền Nam thu hoạch sớm hơn miền Bắc.

     

     

     Rất mong được cộng tác với Quí vị khách hàng trên toàn quốc.

    Mọi chi tiết xin liên hệ: TRUNG TÂM CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

    Địa chỉ trụ sở giao dịch tại Miền Bắc:  TT Trâu Quỳ – Gia Lâm – Hà Nội

    HOTLINE  – 0981996880 – 0865804321

    CHẤT LƯỢNG VÀ UY TÍN XÂY DỰNG NÊN THƯƠNG HIỆU