Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây vải thiều

Giá bán: Liên hệ

    - +

    Vải là loại quả mang giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, vải thiều thường được trồng nhiều tại Hải Dương và Bắc Giang, đem lại năng suất cao trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, nếu vận dụng đúng kỹ thuật trồng cây vải thiều và quy trình chăm sóc hợp lý, bà con nông dân hoàn toàn có thể trồng vải thiều ở mọi nơi trên đất nước mà vẫn đạt năng suất tối đa. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu kỹ thuật trồng cũng như chăm sóc cây vải thiều một cách chi tiết, rõ ràng để độc giả có thể tham khảo kỹ lưỡng. Cùng tìm hiểu nhé!

    Chuẩn bị trước khi trồng cây vải thiều

    Chuẩn bị trước khi trồng cây vải thiều
    Chuẩn bị trước khi trồng cây vải thiều

    Chọn giống vải thiều phù hợp

    Trông cây vải thiều bằng phương pháp ghép được trồng trong túi bầu polietylen với kích thước tối thiểu: 10 x 22cm, sở hữu sức tiếp hợp tốt, cành và gốc ghép phát triển đều nhau, phần vết ghép phải được gỡ bỏ hoàn toàn dây ghép, bộ rễ phát triển và sinh trưởng tốt, không mang theo các loại sâu bệnh nguy hiểm. Đường kính gốc ghép cách mặt đất 2 cm là 0,8 – 1 cm, cành ghép từ 0,5 – 0,7cm, chiều dài cành ghép khoảng 30 – 40 cm và có từ 2 – 3 cành cấp 1 trở lên.

    Chọn đất

    Cây vải không kén đất, quan trọng là đất phải thoát nước, tầng đất dày. Đối với trồng bằng cành chiết, do rễ phát triển kém nên khi đưa lên đồi phải giữ ẩm tốt và đảm bảo cho cây khỏi lay gốc nhằm giúp tăng tỷ lệ sống sau trồng cao. Với đất đồi, cần chọn nơi có độ dốc thấp dưới 250C, phải trồng theo đường đồng mức và có băng cây chống xói mòn.

    Thời vụ trồng

    Vải được trồng vào 2 vụ chính là vụ xuân và vụ thu. Vụ xuân là vào tháng 3 – 4, vụ thu trồng vào tháng 8 – 9 hàng năm. Mật độ trồng là 400 cây/ha, khoảng cách trồng: 6m x 4m.

    Kỹ thuật trồng vải thiều đạt chuẩn

    Kỹ thuật trồng vải thiều đạt chuẩn
    Kỹ thuật trồng vải thiều đạt chuẩn

    Làm đất và đào hố trồng

    Đất được lên luống nhằm dễ thoát nước và chống ngập úng. Khi cần phải xử lý các vấn đề tiềm ẩn từ đất như dư lượng kim loại nặng, nitrate, xói mòn, ngập úng… ảnh hưởng đến cây và sức khỏe người dùng, tổ chức hay cá nhân sản xuất phải tham khảo tư vấn từ các chuyên gia và cần ghi chép, lưu trong hồ sơ những biện pháp xử lý. Trong khu vực trồng vải, nên hạn chế chăn thả vật nuôi vì sẽ gây ô nhiễm nguồn đất, nước. Nếu cần thiết phải chăn nuôi thì nên có chuồng, trại cũng như các biện pháp xử lý chất thải để đảm bảo không làm ô nhiễm môi trường và sản phẩm sau thu hoạch.

    Đào hố trồng vải cần dựa theo nguyên tắc: đất xấu đào to, đất tốt đào nhỏ. Kích thước hố thông thường là 0,8cm x 0,80m x 0,6cm (dài x rộng x sâu). Với vùng đồi đất xấu cần đào hố to hơn, kích thước 1m x 1m x 0,8m.

    Thực hiện bón lót trước khi trồng

    Bón lót cho 1 hố, sử dụng phân bón hữu cơ Organic 1 hoặc Organic Gold với lượng 1-3kg/cây/lần. Khi đào, bố trí lớp đất mặt một bên, lớp đất dưới một bên. Lớp đất mặt trộn với tất cả lượng phân bón lót và lấp lên tới miệng hố, lớp đất dưới đáy tạo thành vòng xung quanh hố. Công đoạn đào hố trồng, bón lót được thực hiện trước khi trồng 1 tháng.

    Cách trồng cây vải thiều cơ bản

    Tạo một hố nhỏ chính giữa hố đào, xé bỏ túi bầu và cẩn thận đặt cây xuống hố, đặt bầu cây giống bằng cổ rễ hoặc thấp hơn mặt đất khoảng 2 – 3 cm, lấp đất và lấy tay nén chặt xung quanh gốc. Cắm cọc và sử dụng dây mềm buộc cố định cây nhằm hạn chế gió lay đứt rễ. Cần tủ gốc giữ ẩm cho cây sau khi trồng bằng rơm rạ hay cỏ khô rộng 0,8 – 1,0m; dày 7 – 15cm, cách gốc 5 – 10 cm. Vào mùa nắng nên sử dụng rơm rạ, cỏ khô, thân cây đậu đỗ,… giúp tủ gốc giữ ẩm cho cây cũng như hạn chế sự phát triển của cỏ dại.

    Cách chăm sóc cây vải thiều đạt năng suất cao

    Cách chăm sóc cây vải
    Cách chăm sóc cây vải thiều đạt năng suất cao

    Chăm sóc định kỳ

    Phải cung cấp đủ nước cho cây, đặc biệt trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc sắp chín. Phòng trừ cỏ dại bằng cách phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh, xới phá váng sau mỗi trận mưa lớn. Làm cỏ vệ sinh cây vụ xuân vào tháng 1 – 2 và vụ thu tháng 8 – 9, xới sạch tất cả diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc khoảng 2 – 3 lần.

    Kỹ thuật cắt tỉa, tạo hình

    • Tạo cành cấp 1: Khi cây con đạt đến chiều cao 45 – 50 cm, phải bấm ngọn để tạo cành cấp 1. Chỉ chừa lại 3 – 4 cành cấp 1 phân bố tương đối đều về các hướng. Các cành cấp 1 này nên chọn cành khỏe, ít cong vẹo, cách nhau 7 – 10cm trên thân chính và tạo với thân chính một góc khoảng 450 – 600 để khung tán đều và thoáng.
    • Tạo cành cấp 2: Khi cành cấp 1 dài 25 – 30 cm, cần bấm ngọn để tạo nên cành cấp 2. Trên cành cấp 1 thường giữ lại 3 cành cấp 2 phân bố hợp lý về các góc độ và hướng.
    • Tạo cành cấp 3: Cành cấp 3 chính là những cành tạo quả và mang quả cho các năm sau. Các cành này phải bố trí sao cho chúng không giao nhau và sắp xếp theo nhiều hướng khác nhau để giúp cây quang hợp tốt.

    Phương pháp bón phân cho cây vải thiều

    Phương pháp bón phân
    Phương pháp bón phân cho cây vải thiều

    Thực hiện bón phân cho cây vải thiều cần tiến hành đều đặn hàng năm đảm bảo giúp cây trồng có điều kiện sinh trưởng tốt nhất. Phát triển tán, ra hoa, kết trái đạt tiêu chuẩn chất lượng lúc này đều được đảm bảo tốt như yêu cầu.

    Bón lót

    Bón lót khi trồng cây vải thiều cần thực hiện trước khi tiến hành trồng đầy đủ. Việc bón lót cho loại cây lấy quả này chúng ta sử dụng từ 1 – 3kg/cây/lần bằng phân hữu cơ Organic. Việc bón lót cần bón vào thời điểm làm đất giúp tăng độ phì nhiêu cho đất trồng, từ đó tạo điều kiện cho cây trồng có khả năng phát triển toàn diện từ những ngày đầu.

    Bón lót cần kết hợp với xới xáo đất, làm cỏ, rắc vôi bột,… để có điều kiện trồng loại cây ăn quả lâu năm này lý tưởng nhất. Qua đó, việc trồng cây vải thiều sẽ diễn ra thuận lợi, cho nguồn thu đáng kể.

    Bón thúc cho cây vải thiều

    Thực hiện bón thúc khi trồng cây vải thiều yêu cầu cần tiến hành đều đặn hàng năm, qua từng giai đoạn. Cây trồng có thể phát triển khỏe mạnh, ra hoa và kết trải chất lượng, cho năng suất cao. Đối với bón thúc trong từng thời điểm cụ thể chúng ta cần có sự cân đối hợp lý.

    Đối với cây mới trồng: tiến hành bón thúc thành 3 – 4 đợt sau mỗi đợt lộc hoàn chỉnh. Việc bón thúc hỗ trợ giúp cây trồng được cung cấp đủ dưỡng chất để phát triển nhanh chóng, sớm cho ra trái. Sử dụng phân bón NPK Hà Lan 20-20-15, hoặc NPK Hà Lan 16-16-8,… bón cho cây vải thiều với liều lượng từ 0.5 – 1kg/cây/lần.

    Đối với cây trồng đang cho thu hoạch việc bón thúc thực hiện khoảng 3 lần cho mỗi mùa vụ. Cụ thể sẽ là:

    Bón thúc lần 1: Sử dụng từ 0.5 – 1kg/cây/lần phân bón NPK Hà Lan 20-20-15 cho lần đầu tiên vào thời điểm sau khi thu hoạch quả vào khoảng tháng 6 – 7 hàng năm.

    Bón thúc lần 2: Tiến hành bón thúc lần 2 vào thời điểm cây có nụ hoa, thường sẽ khoảng cuối tháng 1 hàng năm với 0.5 – 1kg/cây/lần phân bón NPK Hà Lan 20-20-15.

    Bón thúc lần 3: Sử dụng lượng phân bón NPK Hà Lan 17-7-17 là 0.5 – 1kg/cây/lần bón vào thời điểm khoảng tháng 4 khi cây hình thành quả non và có cùi.

    Việc bón thúc cho cây vải thiều chúng ta có thể rải đều lên bề mặt dưới tán cây khi thời tiết có mưa nhỏ, hoặc kết hợp bón phân và tưới ẩm. Ngoài ra, chúng ta có thể áp dụng cách đào rãnh sâu từ 20 – 30cm xung quanh gốc theo hình tán, bón phân xuống rãnh sau đó lấp đất mỏng, phủ một lớp rơm rạ hay cây phân xanh để giữ ẩm tốt hơn.

    Phòng trừ sâu bệnh cây vải thiều

    Sâu bệnh hại cho cây vải thiều có một số loại cơ bản đòi hỏi người nông dân cần nắm bắt đầy đủ. Qua đó việc canh tác loại cây trồng này mới có được sự chủ động, đảm bảo không có những tác động tiêu cực tới năng suất, chất lượng quả khi thu hoạch.

    • Bọ xít nâu: Gây hại cho các đợt lộc, hoa và cả quả non của cây vải thiều. Cần chú ý kiểm tra vườn trồng thường xuyên, phát hiện các ổ trứng để tiêu hủy, hoặc sử dụng thuốc trừ sâu chuyên dụng khi tình trạng ở mức độ nặng.
    • Sâu đục đầu quả: Sâu non đục qua lớp biểu bì và ăn sâu vào hạt, tập trung chính ở phần cuống quả khiến vải bị rụng. Thờ điểm của loại sâu bệnh hại này xuất hiện thường từ tháng 3 – 6. Cần chú ý tới việc dọn dẹp lá khô và quả rụng, khống chế lộc đông và phun thuốc phòng trừ chuyên dụng vào thời điểm cuối tháng 3,4, 5,…
    • Rệp hại hoa và quả non: Xuất hiện từ khi giò hoa vươn đài cho tới khi quả non đã phát triển ổn định. Mật độ rệp có thể rất cao gây cháy đọt, thui hoa, thui quả. Cần chú ý phòng trừ bằng thuốc trừ sâu chuyên dụng thích hợp để loại bỏ dệp hại ngay khi phát hiện, tránh tình trạng trở nên nghiêm trọng.
    • Bệnh mốc sương: Đây là bệnh hại tác động tới các chùm hoa, lá và đặc biệt là quả sắp chín. Cần chú ý cắt tỉa cành khô và cành bệnh sau mỗi đợt thu hoạch giúp giảm thiểu nguồn bệnh. Trong trường hợp bệnh xuất hiện trên quả cần sử dụng thuốc hóa học thích hợp để sớm xử lý.

    Với từng loại sâu bệnh ở cây vải thiều yêu cầu cần có phương pháp xử lý thích hợp. Tùy thuộc vào tình trạng bệnh sẽ có phương án xử lý mang lại hiệu quả cao như mong muốn. Qua đó cây vải thiều có được điều kiện phát triển khỏe mạnh, toàn diện và cho năng suất quả cao, thành phẩm tốt.

    Thu hoạch, bảo quản

    Thu hoạch, bảo quản
    Thu hoạch, bảo quản
    • Ngừng phun xịt thuốc bảo vệ thực vật và chất kích thích sinh trưởng trước khi thu hoạch vải từ 10 – 15 ngày.
    • Nên thu hoạch khi vải đạt độ chín sinh lý để quả có chất lượng ngon nhất và bảo quản được lâu hơn. Thời điểm thu hoạch lý tưởng nhất là vào sáng sớm hoặc chiều mát. Hạn chế nắng gắt chiếu trực tiếp làm tăng nhiệt độ trong quả, làm mất nước, ảnh hưởng đến chất lượng cũng như thời gian bảo quản.
    • Dụng cụ thu hoạch như kéo cắt cành cần phải sắc, bén. Chùm quả sau khi cắt phải đựng vào giỏ, sọt, để nơi mát, phân loại sơ bộ và vận chuyển, đóng gói càng sớm càng tốt. Những dụng cụ như dao, kéo, giỏ, sọt,… cần phải chùi rửa, vệ sinh, sát trùng, bảo quản kỹ lưỡng.
    • Vải thiều sau khi thu hoạch không nên để tiếp xúc trực tiếp với đất, tránh để qua đêm.
    • Không xếp vải quá đầy giỏ, sọt khi vận chuyển. Giỏ, sọt nên được bao lót cẩn thận, che phủ bằng giấy hay lá để hạn chế ánh nắng chiếu trực tiếp vào quả và hư hại quả do va chạm trong lúc vận chuyển.

    Kết luận

    Hy vọng bài viết trên đã giúp các bạn đọc hình dung rõ hơn về kỹ thuật trồng cũng như chăm sóc cây vải thiều, mong rằng bạn sẽ có thể áp dụng những phương pháp này vào công tác trồng trọt của mình. Chúc bạn có những vụ mùa suôn sẻ và thành công!